Di sản Djedkare_Isesi

Tác động của những cải cách

Ngôi mộ mastaba lớn của Senedjemib Inti, tể tướng dưới triều đại của Djedkare Isesi

Theo Nigel Strudwick, những cải cách của Djedkare Isesi đã được thực hiện như là một sự đáp ứng đối với sự phát triển nhanh chóng của bộ máy chính quyền trung ương trong giai đoạn đầu của vương triều thứ Năm[115], mà như Baer nói thêm là đã tập trung quá nhiều quyền lực chính trị hoặc kinh tế [174]dưới con mắt của nhà vua [175].Joyce Tyldesley cho rằng triều đại Djedkare Isesi là bước khởi đầu của một giai đoạn suy giảm tầm quan trọng của nhà vua, cùng với đó là sự gia tăng quyền lực một cách dần dần của các quan lại cấp cao và những quan lại ở các tỉnh[176]. Diễn ra đồng thời với xu hướng này là một quá trình phân quyền, không những thế lòng trung thành mang tính địa phương đã từ từ thay thế lòng trung thành đối với chính quyền trung ương[176]. Bởi vì các chức quan và đặc biệt là chức vị tể tướng có thể được cha truyền con nối[2] cho nên những cải cách của Djedkare Isesi đã tạo ra một "hệ thống phong kiến ​​ảo" giống như Nicolas Grimal viết,[149][177]với việc có quá nhiều quyền lực được tập trung vào trong tay của một vài viên quan lớn. Điều này được chứng thực một cách rõ ràng​​ nhất thông qua những ngôi mộ mastaba lớn và tráng lệ vốn được các tể tướng của Djedkare cho xây dựng.[149]Trong bối cảnh này, những cải cách của Djedkare đối với hệ thống cấp bậc có thể là một nỗ lực để nhằm duy trì dự kiểm soát đối với một bộ máy chính quyền ngổn ngang,[117]nhưng cuối cùng nó đã thất bại. Đối với một số nhà Ai Cập học, chẳng hạn như Naguib Kanawati, thất bại này đã góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ của Cổ vương quốc,[178] nhưng đối với những người khác, bao gồm cả Strudwick, họ lại tin rằng lý do dẫn đến sự sụp đổ này phải là một nguyên nhân khác bởi vì quyền lực của một vị quan chưa bao giờ có thể so sánh được với của nhà vua[174].

Những cải cách của Djedkare Isesi đã đóng một vai trò quan trọng đối với sự hưng thịnh của nghệ thuật trong giai đoạn sau của thời kỳ Cổ vương quốc, bởi vì những người thợ thủ công lúc này đây đã có thể tìm được nhiều khách hàng giàu có hơn ngoài nhà vua. Điều này đã tạo ra một sự gia tăng về số lượng công việc và khiến cho các tác phẩm nghệ thuật có được một sự cải thiện tốt hơn. Điều này còn khiến cho những người thợ thủ công trở nên giàu có, và giúp cho họ xây dựng được những khu phức hợp tang lễ lớn dành cho bản thân[2].

Giáo phái tang lễ

Thời kỳ Cổ vương quốc

Hình ảnh nhân cách hóa điền trang nông nghiệp của Djedkare với tên gọi là "Ra mong muốn rằng Isesi sống mãi"[179]

Djedkare Isesi là chủ thể của một giáo phái tang lễ được thiết lập sau khi ông qua đời và kéo dài cho đến cuối thời kỳ Cổ vương quốc, gần 200 năm sau đó. Nguồn lương thực cung cấp cho giáo phái này đã được sản xuất trong các điền trang nông nghiệp được thiết lập trong suốt triều đại của Djedkare. Tên của một số điền trang này đã được tìm thấy trên các bức tường trong những ngôi mộ của các quan đại thần đã phụng sự ông: "Ra mong muốn rằng Isesi sống mãi",[note 29]"Heqa mong muốn rằng Izezi sống mãi",[note 30]"Trau dồi sự ganh đua là Isesi ",[note 31]"chiếc bình mnza của Djedkare ",[note 32]"Đặc ân hoàn hảo là Isesi",[note 33] " Seshat ban cho Isesi sự sống", [note 34]" Ka của Isesi là cao quý nhất "[note 35]"Quyền lực thuộc về Izezi ", [note 36]"Công trình dưới lệnh của Izezi ",[note 37]" Bastet mong muốn rằng Izezi sống mãi",[note 38]" Horus ban cho Izezi sự trường tồn",[note 39]"Lễ vật của Izezi",[note 40]và "Izezi là người yêu cuộc sống"[note 41].

Djedkare dường như vẫn rất được kính trọng trong suốt thời kỳ vương triều thứ Sáu. Ví dụ như Merenre Nemtyemsaf I đã chọn địa điểm để xây dựng khu phức hợp kim tự tháp của ông ta nằm gần với của Djedkare.[184]Ngoài ra, phiến đá Nam Saqqara, một biên niên sử hoàng gia có niên đại là thuộc vào triều đại của Merenre hoặc của Pepi II,[185] đã ghi lại những lễ vật phong phú được dâng lên Djedkare thay mặt cho nhà vua[note 42][186][187]. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 92% [188] những gì được khắc trên phiến đá này đã bị mất đi khi nó được đánh bóng lởm chởm để tái sử dụng lại thành một chiếc nắp quách, điều này có thể đã diễn ra trong giai đoạn cuối thời kỳ chuyển tiếp thứ Nhất (khoảng 2160-2055 TCN) cho đến đầu thời kỳ Trung vương quốc (khoảng 2055-1650 TCN)[189].

Tân Vương quốc

Giáo phái tang lễ của Djedkare Isesi đã được hồi sinh vào thời kỳ Tân Vương Quốc (khoảng năm 1550-1077 TCN). Trong giai đoạn đầu thời kỳ này, điều này đã được chứng thực rõ nhất thông qua bản danh sách vua Karnak, một bản danh sách các vị vua được làm theo lệnh của Pharaon Thutmose III. Bản danh sách này không phải là đầy đủ, đúng hơn là nó đã ghi lại tên các vị tổ tiên của Thutmose, những người mà ông ta muốn tôn vinh bằng cách dâng hiến lễ vật[190].

Trong giai đoạn sau của thời kỳ Tân vương quốc, một bức phù điêu đến từ ngôi mộ ở Saqqara của vị tư tế Mehu, có niên đại là vào vương triều thứ 19 hoặc thứ 20, cho thấy ba vị thần đối mặt với một số vị pharaoh đã khuất. Các vị pharaon ở đây bao gồm DjoserSekhemkhet của vương triều thứ Ba và Userkaf, vị vua sáng lập ra vương triều thứ năm. Theo sau ông ta là một vị vua thứ tư có tên gọi đã bị hư hại nhưng thường được đọc là "Djedkare" hoặc ít có khả năng là "Shepseskare". Bức phù điêu này là một biểu hiện của sự mộ đạo mang tính cá nhân thay mặt cho Mehu, ông ta đã khẩn cầu các vị vua cổ xưa để họ tiến cử ông ta với các vị thần.[191]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Djedkare_Isesi http://www.britannica.com/place/ancient-Egypt/The-... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/ABUSIR%20VI.pdf http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://www2.hu-berlin.de/nilus/net-publications/ib... http://edoc3.bibliothek.uni-halle.de/lepsius/tafel... http://archiv.ub.uni-heidelberg.de/propylaeumdok/1... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/petrie1902... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5701445z http://cartelfr.louvre.fr/cartelfr/visite?srv=car_... http://cartelfr.louvre.fr/cartelfr/visite?srv=car_...